Xu hướng tiền kỹ thuật số, Bitcoin và kiến nghị chính sách với Việt Nam


Trước khi nói về kiến nghị chính sách về tiền kỹ thuật số(KTS) ở Việt Nam, trước mắt phải nói đến Bitcoin

Có 4 nguyên nhân chính khiến đồng Bitcoin tăng giá nhanh thời gian qua.

$ads={1}

Một là, Bitcoin được chấp nhận thanh toán ngày càng rộng rãi, nhất là tại thị trường Mỹ. Công ty thanh toán online PayPal (Mỹ) cho phép người dùng mua, bán và nắm giữ Bitcoin trên tài khoản từ ngày 21/10/2020. Cũng trong tháng 10/2020, tổ chức thẻ Visa công bố một số thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ liên quan đến Bitcoin liên kết với sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu Coinbase. Công ty Master Card cũng sẽ hỗ trợ Bitcoin và các loại tiền KTS khác vào cuối năm 2021. Đặc biệt, đầu năm 2021, thông qua Twitter, tỷ phú Elon Musk – nhà sáng lập của hãng xe điện Telsa tuyên bố hãng này sẽ sớm vận hành hệ thống thanh toán bằng Bitcoin cho khách hàng và đầu tư 1,5 tỷ USD vào tài sản Bitcoin…v.v.

Hai là, số lượng tổ chức quan tâm đến Bitcoin như một kênh đầu tư đang tăng. Điển hình như công ty Square của tỷ phú Jack Dorse – người sáng lập mạng xã hội Twitter – bắt đầu mua Bitcoin từ năm 2020; công ty MicroStrategy (Mỹ) mua số Bitcoin trị giá 425 triệu USD vào tháng 8, 9/2020 và có thể tiếp tục mua thêm Bitcoin trong năm 2021…v.v. Thậm chí, một số tổ chức công cũng đang cân nhắc sử dụng tiền KTS như một tài sản dự trữ. Đầu tháng 2/2020, Thị trưởng thành phố Miami (Mỹ) tuyên bố đang xem xét bổ sung chúng vào nguồn dữ trữ ngân sách của thành phố…v.v.

Ba là, Bitcoin được cho rằng có thể phòng ngừa lạm phát: trong bối cảnh các NHTW toàn cầu đồng loạt nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua hạ lãi suất, mua tài sản với quy mô lớn, làm tăng kỳ vọng lạm phát. Một số nhà đầu tư có lượng tiền mặt dự trữ lớn lựa chọn nắm giữ Bitcoin để hy vọng phòng ngừa lạm phát. Nguyên nhân do Bitcoin có những điểm khác biệt, thậm chí là đối lập với tiền pháp định, gồm: (i) Số lượng giới hạn, cũng như bản chất phi tập trung – trái ngược với cung tiền của NHTW đang gia tăng nhanh và không rõ giới hạn. Các chiến lược gia của Trung tâm Nghiên cứu vĩ mô toàn cầu (BCA) cho rằng, không chỉ tính thanh khoản của Bitcoin đang gia tăng mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong chống lại lạm phát toàn cầu giai đoạn sau năm 2025; (ii) Bitcoin không bị kiểm soát bởi cơ quan chức năng nên giá trị chỉ phụ thuộc vào cung – cầu, thay vì chủ ý của nhà cầm quyền.

Bốn là, đang hình thành một số quỹ phòng vệ rủi ro tiền KTS, kỳ vọng nhà đầu tư có thêm công cụ phái sinh hạn chế rủi ro cùng với cộng đồng người sử dụng và chấp nhận gia tăng. Khác với thời điểm xảy ra bong bóng vào năm 2017, đến nay, các hợp đồng tương lai và quyền chọn Bitcoin cùng với các quỹ liên quan đến Blockchain cho phép phòng vệ tích cực hơn trước sự biến động nhanh tiền KTS. Tháng 8/2020, tập đoàn đầu tư Fidelity (Mỹ) đã triển khai quỹ đầu tư thụ động Bitcoin cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, thành lập một đơn vị riêng để quản lý quỹ này và các loại tài sản tương tự. Khảo sát của Fidelity cho thấy 36% các nhà đầu tư tổ chức ở Mỹ và Châu Âu đã sở hữu tiền KTS và 60% có tiền KTS trong danh mục đầu tư.

Một số kiến nghị

Tại Việt Nam, Chính phủ, NHNN hiện tại không chấp nhận tiền KTS không chính thống là tiền tệviệc dùng tiền KTS làm phương tiện thanh toán là vi phạm pháp luật.

Vì vậy, đối với người dân và nhà đầu tư, việc đầu tư các loại tiền KTS không chính thống và Bitcoin không được pháp luật bảo vệ và phải chịu 5 rủi ro nêu trên. Theo đó, mỗi người dân, nhà đầu tư cần xác định rõ mình muốn gì, mức độ chấp nhận rủi ro đến đâu, cần trang bị kiến thức về các loại tiền KTS và phải rất thận trọng khi xem xét loại tài sản ảo này. Đồng thời, luôn theo 3 nguyên tắc cơ bản trong đầu tư tài chính; đó là: đa dạng hóa, không nên dùng đòn bẩy quá nhiều và tránh tâm lý bầy đàn.

Đối với Chính phủ, NHNN và bộ ngành liên quan, cần xác định xu thế chuyển đổi số, kinh tế số và tiền KTS chính thống là tất yếu; vấn đề của chúng ta là chủ động tiếp cận, xác định mức độ chấp nhận đến đâu và như thế nào, để có phương thức quản lý, hành lang pháp lý phù hợp và định hướng người dân, doanh nghiệp. Theo đó, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV có 4 kiến nghị.

Một là, xác định quan điểm và có cách tiếp cận phù hợp cũng như tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý tiền KTS và giao dịch loại tiền này. Cách tiếp cận ở đây, theo Nhóm chuyên gia là thận trọng nhưng không khép kín, cho phép trong tầm kiểm soát, an toàn; có nghĩa là phương án tối ưu cần được cân nhắc, tính toán và lựa chọn.

Hai là, sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới trong nền kinh tế số và tài chính – tiền tệ số (như ứng dụng công nghệ Blockchain trong dịch vụ tài chình – ngân hàng, cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền phi vật chất như mobile money, ví điện tử, cho vay ngang hàng…). (ii) sớm bắt tay nghiên cứu về xu hướng tiền KTS do NHTW phát hành trên thế giới và cách tiếp cận của Việt Nam.

Ba là, tăng cường phối hợp chính sách và hợp tác quốc tế để có thể triển khai tiền KTS phù hợp bối cảnh và thể chế của Việt Nam.

Cuối cùngchú trọng việc phổ cập kiến thức của người dân và doanh nghiệp về dịch vụ tài chính – ngân hàng, trong đó có hoạt động tài chính số, tiền KTS và thanh toán không dùng tiền mặt thông qua chương trình giáo dục tài chính như là một trụ cột trong Chiến lược tài chính toàn diện đến năm 2030 do Chính phủ ban hành tháng 1/2020.

(TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV)

Post a Comment

Previous Post Next Post