Tiêu điểm thị trường G7 ngày 17 tháng 6
- Ông Trump đang xem xét gói kích thích 1000 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế, cụ thể là chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.
- Doanh số bán lẻ tại Mỹ tăng 17.7%, tốt hơn dự báo 7.9%. Chỉ số DXY tăng ngay sau khi số liệu doanh số bán lẻ tích cực hơn dự báo.
- Chủ tịch FED cho biết nếu thị trường cải thiện tích cực hơn, FED sẽ dừng việc mua trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông vẫn nhấn mạnh kinh tế Mỹ cần một chặng đường dài để có thể phục hồi trở lại, mức gia tăng việc làm hiện vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với thời điểm trước đại dịch.
- IMF cắt giảm dự báo kinh tế và cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử. IMF dự báo kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm 2020.
- Căng thẳng giữa Triều Tiên – Hàn Quốc tiếp tục nóng trở lại sau khi Triều Tiên phá bỏ văn phòng liên lạc với Hàn Quốc trong bối cảnh các mối đe dọa ngày càng tăng, làm gia tăng nguy cơ sụp đổ ngoại giao với Hoa Kỳ.
- Triều Tiên đã từ chối các lời đề nghị của Hàn Quốc và cho biết sẽ bố trì lại quân đội tại khu vực biên giới.
- IEA chứng kiến sự sụt giảm nhu cầu dầu lớn nhất trong lịch sử, dự kiến giảm 8.1 triệu thùng/ngày năm 2020. Cho đến nay, thỏa thuận của OPEC+ và các cuộc họp của bộ trưởng năng lượng G20 trong năm nay đã góp phần lớn trong việc khôi phục sự ổn định cho thị trường.
- Thống đốc BOJ cho biết sẽ mua thêm trái phiếu nếu chính phủ tiếp tục phát hành. Hành động này sẽ giữ lợi suất trái phiếu Nhật ở mức thấp. Ông cho biết thêm hiện tại mục tiêu lạm phát của Nhật đã không đạt được theo dự kiến, tuy nhiên BOJ sẽ vẫn tiếp tục duy trì mục tiêu lạm phát 2%.
Dự báo thị trường G7 ngày 17/06
- Trong phiên ngày hôm nay các số liệu lạm phát của Anh và EU sẽ được công bố. Dự báo của thị trường lạm phát không thay đổi nhiều, dự báo đồng GBP và EUR có thể tiếp tục xu hướng giảm trong ngày hôm nay.
- Chủ tịch FED tiếp tục phiên điều trần trong tối nay, hiện tại thị trường đã không có nhiều phản ứng và có thể phiên điều trần tối nay sẽ không tác động nhiều đến xu hướng đồng USD cũng như các cặp tỷ giá G7.
- Bên cạnh đó diễn biến căng thẳng giữa 2 miền Triều Tiên có thể sẽ leo thang hơn nữa. Tâm lý lo ngại rủi ro tăng lên có thể hỗ trợ đồng USD phục hồi tăng.